⏬Download file

Shareholder Letter 2021.pdf

**SHAREHOLDER LETTER 2021

TNTC FOUNDATION**

Năm 2021 đã qua, đây là năm đầu tiên của TNTC Foundation, để mở đường cho những năm tiếp theo, hàng năm mình sẽ viết “Thư cổ đông” để nhìn nhận, đánh giá những gì đã làm trong năm, góc nhìn và quan điểm về các sự kiện kinh tế, chính trị, đầu tư và quan trọng hơn nữa là đánh giá hiệu suất của “Quỹ”. Nếu chúng ta không thể đánh giá được những gì ta làm thì chắc chắn rằng ngày “tàn” của chúng ta đã đến rất gần rồi.

Năm 2021, thế giới vẫn tiếp tục đang bước trên con đường chông gai khi dịch bệnh Covid19 vẫn đang hoành hành thậm chí còn mạnh mẽ và sâu rộng hơn, các nền kinh tế trên toàn cầu đã thật sự “ngấm đòn”, Virus lây lan với tốc độ ngày càng nhanh, số biến thể ngày càng nhiều. Mặc dù con người đã đạt được những bước tiến vượt bậc về công nghệ sản xuất Vắc xin, tuy nhiên với dân số trên 7,8 tỷ người thì thế giới dù muốn cũng không thể phủ đầy đủ Vắc xin một sớm một chiều được, nên dịch bệnh Covid19 sẽ còn ảnh hưởng đến thế giới trong một khoảng thời gian dài nữa.

A. Góc nhìn về kinh tế, chính trị:

Trong “Thư cổ đông” này mình sẽ đưa ra góc nhìn và đánh giá ba vấn đề mà mình thấy quan trọng và thú vị nhất năm 2021 là: (1) Covid19; (2) Lạm Phát; (3) Đầu tư tăng trưởng.

  1. Covid19: Nếu được dùng 3 từ để miêu tả sự kiện Covid19 thì có lẽ không có từ nào phù hợp bằng 3 từ “Thiên nga đen”, một sự kiện mà người bi quan nhất cũng không thể nào tưởng tượng được rằng nó sẽ xảy ra. Đến đây tôi muốn trích dẫn một định nghĩa “rủi ro” mà chúng ta ít nghe thấy nhưng rất đúng với những ai kinh doanh, đó là định nghĩa “Rủi ro” của nhà kinh tế học ELROY DIMSON:

“Risk means more things can happen than will happen.”- ELROY DIMSON Rủi ro là những việc có thể xảy ra vượt ra ngoài những gì sẽ xảy ra.

Covid19 là một “rủi ro” như vậy, nó xảy ra vượt ra ngoài trí tưởng tưởng của con người có thể hình dung, một con Virus với kích thước siêu nhỏ 125nm (tức chỉ bằng 1/70.000 đường kính của một sợi tóc) lại có thể làm cho toàn thế giới điêu đứng đến vậy. Đại dịch Covid19 đã làm đảo lộn mọi kế hoạch tài chính mà hầu hết các công ty, cá nhân trên thế giới này biết đến. Ở thời đại mà hàng hóa, con người có thể dễ dàng di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác một cách dễ dàng bằng các phương tiện giao thông hiện đại, việc kết nối các công việc kinh doanh, làm việc chưa bao giờ lại thuận lợi đến như vậy. Một chiếc điện thoại Iphone được lắp ráp từ các linh kiện được sản xuất từ hơn 20 nước trên toàn thế giới với chi phí rẻ hơn, một cá nhân có thể tự du lịch một nước xa lạ với một chiếc điện thoại có Google Map và Google Translate… Thế giới nếu không có Virus Corona có lẽ sẽ tiến thêm những bước dài về kinh tế; tuy nhiên lúc nào cũng vậy, nếu sự kiện có xác suất xảy ra chỉ là 1% thì nó luôn có khả năng 99% sẽ xảy ra nếu thời gian đủ dài để nó có thể xảy ra. Và nó đã xảy ra, Covid19 đã làm tất cả phải “đứng yên”, biên giới đóng cửa, người dân “đứng yên”, hàng hóa “đứng yên” và tất nhiên có 1 thứ không “đứng yên” đó chính là kinh tế, toàn bộ nền kinh tế thế giới bị sụt giảm nghiêm trọng, tăng trưởng GDP các quốc gia trên toàn thế giới năm 2020 hầu hết là số “âm”. Virus Corona đã làm đảo lộn tất cả mọi thứ.

Đã có nhiều người nói, tác động của Covid19 len lỏi đến từng ngóc ngách, không phân biệt giàu nghèo. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình, Covid19 sẽ ảnh hưởng đến những người nghèo nặng nề hơn và những người giàu sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn, các nước nghèo sẽ gặp khó khăn nhiều hơn và các nước giàu sẽ nhanh chóng phục hồi hơn. Điển hình của điều này là việc phân bổ Vắc xin, mặc dù công nghệ Vắc xin đã có những bước tiến vượt bậc đặc biệt là công mRNA đã rút ngắn thời gian nghiên cứu, sản xuất Vắc xin đến hàng thập kỷ, tuy nhiên như đã nói ở trên, công nghệ này chỉ dành cho những nước có nền kinh tế, khoa học phát triển vượt bậc, và chính điều này đã mang lại lợi thế cho những nước giàu trong phục hồi kinh tế và thu được lợi nhuận từ ngành công nghiệp Vắc xin này. Người nghèo, với thu nhập chỉ đủ sống hoặc tích lũy một ít, thì nay đại dịch Covid19 đã kéo dài 02 năm, một số ngành không thể hoạt động, thu nhập của nhiều người đã bị cắt đứt, còn những người có một ít tiền tiết kiệm thì cũng đã dần cạn vì phải xoay xở liên tục trong 02 năm là điều mà không ai có thể tượng tượng được. Những người giàu cũng đã điêu đứng, nhưng với nguồn tài chính dồi dào họ có nhiều sự lựa chọn để thay đổi và thích nghi hơn, thậm chí có thể tận dụng Covid19 để có thể kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng xét cho cùng, cuộc sống là vậy, luôn luôn tồn tại bất công và luôn luôn không bằng phẳng, đó là điều chúng ta không thể thay đổi được.

Covid19 đã làm hàng ngàn doanh nghiệp phải phá sản, những ngành nghề hoàn toàn không hoạt động được như Du lịch, Hàng không chở khách, vận tải chở khách… Đại dịch Covid19 đã sàng lọc những Doanh nghiệp không thích ứng kịp thời và tạo bước phát triển vượt bậc cho các doanh nghiệp năng động, sử dụng nhiều sản phẩm số, kinh doanh không cần quá nhiều “không gian vật lý”, không cần quá nhiều Capex. Như tác giả Scott Galloway đã viết trong cuốn “Thời kỳ hậu Corona”: “Luôn có cơ hội trong khủng hoảng, Covid19 đã làm một số ngành nghề, công ty lụi tàn sớm 10 năm nhưng cũng làm cho những ngành nghề, công ty đạt được những kết quả mà có lẽ 10 năm sau vẫn chưa chắc đạt được nếu không có Covid19”. “Bộ tứ”: Amazon, Apple, Facebook và Google với nền tảng công nghệ số hiện đại đã phát triển vượt bậc trong đại dịch với nền tảng online. Khi mà mọi người không thể ra ngoài đường và tiền thì được “Chính phủ” phát miễn phí thì không việc gì “Các ngón tay hư hỏng” lại phải “đứng yên” cả :D.

Còn ở Việt Nam, thị trường chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ vượt bậc, năm 2021 chứng kiến số lượng tài khoản đầu tư chứng khoán gia tăng kỷ lục. 20 năm từ khi thị trường chứng khoản thành lập vào năm 2000 đến năm 2020 chỉ có 2,77 triệu tài khoản, nhưng chỉ trong năm 2021 số lượng tài khoản đã tăng 1,22 triệu tài khoản, có lẽ Scott Galloway đã hơi “khiêm tốn” khi nói có những ngành tăng vượt 10 năm. Chỉ cần với một thiết bị điện thoại, một “ngón tay cái nhanh nhẹn” vậy là có thể mở ngay một tài khoản ngân hàng và một tài khoản chứng khoán, thật không có gì đơn giản để “kiếm tiền” như vậy :D.

  1. Lạm phát: Trong cuộc họp cổ đông của Berkshire, Buffett đã định nghĩa về lạm phát:

Buffett nói rằng “lạm phát” là một hiện tượng chính trị, không phải là một hiện tượng kinh tế. Chừng nào các chính trị gia còn thiếu kiềm chế, họ sẽ in thêm rất nhiều tiền.

Mặc dù có lẽ phải hai năm hoặc lâu hơn mới đến tình trạng đó, nhưng Buffett đã nhìn ra được “mức lạm phát đang kể” và “tỉ lệ lạm phát mà chúng ta chưa từng thấy”. Vâng, lạm phát không phải chỉ đơn thuần phản ánh mức chênh lệch giữa hàng hóa sản xuất ra và nhu cầu của con người nữa mà ngày nay lạm phát do “chủ nghĩa bảo hộ dân tộc”, chủ nghĩa “nhiệm kỳ” đã làm các chính trị gia liên tục sử dụng các công cụ, chính sách tiền tệ để bảo vệ tính “cạnh tranh” của quốc gia mình, hoặc phải bảo vệ được trong “nhiệm kỳ” của mình nền kinh tế không được suy thoái.

Trong thời đại ngày nay, các chính trị gia đang “áp dụng” tối đa lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ của nhà kinh tế học nổi tiếng John Maynard Keynes trong cuốn sách là gối đầu giường của các nhà kinh tế học ở Anh và được cho là đã đặt nền móng cho môn kinh tế học vĩ mô hiện đại, một số luận điểm chính mà Keynes trình bày trong cuốn Lý thuyết tổng quát gồm: [1]