⏬Download file
Trecapital_Shareholder_Letter_2022
TRECAPITAL**
A. Góc nhìn về kinh tế, chính trị:
Năm 2023, các sự kiện, các vấn đề từ các năm 2021, 2023 vẫn đang còn “đeo bám” sang năm 2023, chính phủ các nước vẫn phải tiếp tục xử lý những vấn đề mà trước đó họ vẫn tự tin có thể “hạ cánh mềm” chỉ trong một 2 năm, tuy nhiên thực tế có vẻ không được như ta mong muốn. Chúng ta hãy cùng điểm lại một số sự kiện theo quan điểm của tôi là chính yếu của năm 2023.
(1) Chủ nghĩa dân tộc
Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, sự kiện mà theo dự tính của Nga sẽ kết thúc nhanh chóng trong năm 2022, Nga sẽ giành được chiến thắng trước Ukraine trong thời gian ngắn, bây giờ cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn, sự kiện này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế châu âu, thế giới, những nguyên liệu thô đã được đẩy giá lên cao liên tục, Nga là một nước giàu tài nguyên, trụ cột của nền kinh tế Nga là tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là Dầu khí, với những chính sách cấm vận quyết liệt của Mỹ và Châu Âu, đã khiến cho giá cả của các mặt hàng này tăng mạnh. Cuộc chiến tranh Ukraine, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã làm khơi dậy lại tư duy, chủ nghĩa: “Chủ nghĩa dân tộc”, tưởng chừng như chủ nghĩa này đã biến mất sau khi cuộc cách mạng toàn cầu hóa diễn ra, các nước gắn kết với nhau chặt chẽ trong mắc xích chuỗi cung ứng tưởng chừng như nước này không thể “sống thiếu” nước kia được, nhưng điều này đã xảy ra.
Có thể không hẳn hoàn toàn là do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã khơi dậy “Chủ nghĩa dân tộc” và chủ nghĩa bảo hộ tài nguyên quốc gia, sâu sa của vấn đề này có thể bắt nguồn từ đại dịch Covid19, khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy nghiêm trọng, các công ty không thể gom các linh kiện từ nhiều nước về nhà máy để lắp ráp hoàn thiện được, chính đại dịch đã làm cho các tập đoàn lớn phải nghĩ đến phương án dự phòng là hình thành một chuỗi cung ứng mới để ứng phó với các sự kiện tầm cỡ như Covid19. Có thể các bạn sẽ đặt câu hỏi: “Hình thành thêm một chuỗi cung ứng dự phòng thì toàn cầu hóa sẽ càng mạnh mẽ, các nước lại càng sẽ phải liên kết hơn chứ?”. Các bạn, có thể đúng, nhưng quan điểm của tôi dựa trên cuốn sách “Sát thủ kinh tế” của John Perkins như thế này: Các nước phát triển giai đoạn đầu sẽ đầu tư vào các nước kém phát triển để tận dụng nguồn tài nguyên, nguồn nhân công giá rẻ để tăng giá trị cho nước mình, sau đó khi nguồn tài nguyên đã cạn, nguồn nhân công giá rẻ đã hết thì họ ngay lập tức, dứt khoát và nhanh chóng chuyển sang nước khác, để lại cho các nước đang/kém phát triển những nhà máy hoang, những thành phố hoang, những công nhân lớn tuổi trình độ thấp, với những bệnh nghề nghiệp do điều kiện làm việc có nhiều vấn đề. Đây là vấn đề không mới, tuy nhiên hầu hết các nước trước đây là các nước nhỏ, không đủ sức mạnh để thay đổi, thời thế bây giờ đã khác, người “khổng lồ thức giấc” Trung Quốc đã bắt đầu châm ngòi cho cuộc chiến này, TQ ban hành một loạt chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng cường liên kết với các nước có nguồn tài nguyên dồi dào nhưng kinh tế còn kém phát triển như các nước Châu Phi để kiểm soát hạn chế xuất khẩu, bán nguyên liệu thô cho các nước phát triển, ở Đông Nam Á có Indonesia cũng có những chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô.
Chưa biết cuộc chiến “Chủ nghĩa dân tộc” này kéo dài bao lâu, nhưng tác động của nó đến các quốc gia, đến nền kinh tế thế giới chắc chắn là rất lớn, liên minh lâu đời Mỹ-EU với NATO nay phải đối mặt với một liên minh đứng đầu là 2 quốc gia có tiềm lực và văn hóa lâu đời Nga-Trung với khối BRICS đang lên kế hoạch soán ngôi đồng USD trong các giao dịch thanh toán. Lịch sử nước Mỹ đã từng trải qua thời kỳ bị tấn công tiền tệ bởi một nước có diện tích nhỏ nhưng lại có sức phát triển thần kỳ là Nhật Bản: “https://cafef.vn/30-nam-truoc-nhat-tung-thuong-chien-voi-my-tu-nen-kinh-te-thu-2-the-gioi-lam-vao-thap-ky-mat-mat-20190527093648755.chn”. Nhưng giờ đây, không phải là Nhật Bản mà là Trung Quốc với diện tích và dân số cực kỳ lớn đang thực hiện một cuộc chiến kinh tế với Mỹ, cuộc chiến này chắc chắn sẽ tạo ra những tác động lớn hơn rất nhiều so với cuộc chiến mà Nhật Bản đã thực hiện, nước Mỹ sẽ phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn mới có thể chiếm được ưu thế trong cuộc chiến này vì bên kia chiến tuyến là một Trung Quốc “Con rồng Châu Á” thực sự mạnh mẽ.
(2) AI “Quả bom nguyên tử” tiếp theo?
Tôi là một người rất thích lập trình, thích học lập trình để xử lý những công việc lặp đi lặp lại sao cho hiệu quả và giảm thời gián nhất. Tuy nhiên, tôi lại không đủ khả năng để học và hiểu được hết ngôn ngữ lập trình, mức lập trình của tôi chỉ ở dạng cơ bản, những phần mềm đòi hỏi nhiều công thức phức tạp thì tôi lại không thể thực hiện được. Điều này đã hoàn toàn thay đổi vào ngày ChatGPT xuất hiện, nó đã mở ra một cánh cửa mới hoàn toàn, tôi không cần thiết phải biết hết các hàm, các công thức chỉ cần tôi biết cách đặt câu hỏi, tôi sẽ làm được những phần mềm mà trước đây tôi không bao giờ mơ tới. Những tài liệu bằng tiếng Anh dài hàng trăm trang cũng đã được dịch ra tiếng Việt chỉ trong vòng vài phút, chỉ cần đọc chỉnh sửa lại một ít thì cuốn sách đã hoàn hảo như thuê dịch thuật. Tôi không thể kể hết những ưu điểm tuyệt vời mà AI đã đem lại cho cuộc sống, công việc của tôi, tuy nhiên mặt trái của AI thì cũng khủng khiếp không kém, đơn cử như đối với tôi thì 02 nghề đã gần như mất việc đó là nghề code và nghề dịch thuật. Thử tưởng tượng rộng ra xem, tương lai sẽ còn biết bao nhiêu con người sẽ bị mất việc bởi AI
(3) Trái phiếu
2**. Đánh giá về hiệu suất của quỹ:**
Các sự kiện thể thao là một ví dụ tuyệt vời cho kiểu suy nghĩ này. Ví dụ, 50 nhà tâm lý học đã xem xét các lý do được cung cấp trong các trang thể thao để nghiên cứu sự hiện diện của thành kiến tự quy kết bản thân giữa các vận động viên. Khi đánh giá ý kiến của một vận động viên / huấn luyện viên về hiệu suất, người được hỏi sẽ trả lời rằng, liệu hiệu suất có phải do yếu tố bên trong (tức là điều gì đó liên quan đến khả năng của đội) hoặc một yếu tố bên ngoài (chẳng hạn như trọng tài tồi). Không có gì đáng ngạc nhiên khi thành kiến tự quy kết bản thân đã xuất hiện. 75% những trận thắng được cho là do kết quả của kỹ năng của mỗi đội, trong khi chỉ 55% các trận thua được xem là do kỹ năng của mỗi đội. Sự thiên vị thậm chí còn rõ ràng hơn khi các câu trả lời đến từ một cầu thủ / huấn luyện viên. Cầu thủ và huấn luyện viên đều quy kết sự thành công của họ liên quan đến yếu tố bên trong hơn 80% số trận đấu. Tuy nhiên, các yếu tố về kỹ năng chỉ bị lỗi cho 53% số trận thua và phần lớn họ đều cho rằng bị thua là do các yếu tố bên ngoài.
Điều tương tự cũng xảy ra trong đầu tư. Tất cả đều quá dễ dàng cho các nhà đầu tư gạt bỏ những kết quả được xem là kém may mắn chứ không phải do lỗi phân tích không đầy đủ của họ. Trong một bài phát biểu gần đây, David Einhorn của Greenlight Capital đã chỉ ra rằng, “Khi một cái gì đó sai lầm, tôi muốn nghĩ về những quyết định tồi tệ và học hỏi từ sai lầm ấy để hy vọng tôi đừng lặp lại sai lầm tương tự. " Anh ta tiếp tục đưa ra một ví dụ về một sai lầm mà anh ta đã từng thực hiện. Năm 2005, anh đã khuyến nghị mua cổ phần MDC, một công ty xây dựng nhà, với giá 67 đô la mỗi cổ phiếu. Trong 4 năm sau đó, MDC đã giảm khoảng 40%. Như Einhorn đã nói, “Trận thua này không phải là xui xẻo; đó là một phân tích tồi của tôi”. Nói một cách đơn giản, anh ấy không thấy được một bức tranh lớn, trong trường hợp này là bong bóng nhà ở và tín dụng của Hoa Kỳ đang sắp nổ.
Đáng buồn thay, ít người trong chúng ta giống như Einhorn. Vì vậy, để chống lại vấn đề lan tràn về sự tự ghi nhận bản thân, chúng ta thực sự cần ghi lại bằng văn bản về các quyết định mà chúng ta đã thực hiện và lý do đằng sau những quyết định đó — một cuốn nhật ký đầu tư. Nhật ký đầu tư nghe có vẻ khó hiểu, nhưng George Soros đã làm điều đó. Trong Alchemy of Finance anh ấy viết “Tôi có một cuốn nhật ký, trong đó tôi ghi lại những suy nghĩ khiến tôi ra quyết định đầu tư….”
Sau khi ghi nhật ký như vậy, chúng ta cần lập ra bản đồ kết quả của các quyết định và ý do đằng sau những quyết định đó thành một biểu đồ có 4 góc phần tư, như biểu đồ bên dưới. Chúng ta phải phân biệt rõ các kết quả sau: